Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Những bức ảnh lan truyền nhiều nhất trên mạng năm 2012



Không phải là tác phẩm đẹp nhất xét về tính nghệ thuật, nhưng những tấm hình lại chinh phục trái tim của cộng đồng mạng bởi sự đặc biệt hoặc thông điệp thú vị và ý nghĩa của chúng.


 Cuối tháng 8/2012, bức ảnh về cậu bé bón sữa cho bạn lại khiến cộng đồng Facebook cảm động. Tấm hình đã thu hút hàng nghìn lượt like và bình luận.







Ngôi nhà 5 tầng nằm trơ chọi trên một con đường mới làm ở Trung Quốc do chủ nhân không chịu chuyển đi, khiến nổ ra những tranh cãi trên mạng về việc đền bù nhà đất. Ảnh: AFP.



 Li Wei, nhiếp ảnh gia người Trung Quốc, đã treo mình trên những sợi cáp để thực hiện một trong những bức ảnh đáng kinh ngạc nhất năm 2012 theo bình chọn của tạp chí Time.






 Nữ vận động viên McKayla Maroney bày tỏ thái độ khi chỉ nhận Huy chương bạc. Trong một chuyến thăm Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói với cô rằng ông biết về sự lan truyền của bức ảnh và chia sẻ ông cũng làm bộ mặt như thế vài lần mỗi ngày. Ảnh: Ronald Martinez.








Nụ hôn Lava Kiss được coi là “nóng nhất” theo đúng nghĩa đen bởi vợ chồng nhiếp ảnh gia Dallas Nagata White thực hiện bức ảnh ngay cạnh những dòng dung nham đang tuôn trào từ lòng đất. Bức ảnh thu hút rất nhiều lời khen ngợi và chia sẻ trên Google+.





 Tấm hình “Four more years” ghi lại cảnh Obama ôm vợ đã trở nên quen thuộc bởi nó thu hút gần 2 triệu lượt chia sẻ tính cả trên Twitter và Facebook cũng như hơn 4,4 triệu lượt Like.



Khi tác phẩm 4 thầy tu đi qua thác Pongour ở Lâm Đồng của Dang Ngo xuất hiện, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra trên Facebook Việt rằng ảnh có được chỉnh sửa hay không. Tác phẩm này đã được trang Huffington Post chọn là một trong những bức ảnh đẹp nhất năm.





Bức ảnh người cha để con gái gối lên đùi, vừa quạt vừa vuốt tóc cho con ngủ giữa trưa để chờ đến môn thi đại học buổi chiều đăng trên VnExpress.net khiến nhiều người xúc động và chia sẻ rầm rộ trên mạng. Ảnh: Phan Dương.



Giữa năm 2012, cộng đồng Facebook chia sẻ cho nhau tấm hình ấn tượng về một anh chàng trông khá “ngầu” với cánh tay xăm trổ loay hoay cầm đũa gắp thức ăn cho một người ăn mày tàn tật trên phố như một thông điệp về tình yêu thương giữa con người với con người.

 

Cảnh trăng tròn như một vòng Olympic treo dưới cầu Tower Bridge là một trong những bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất tại Thế vận hội London 2012. Ảnh: Luke MacGregor.


(Sưu tầm trên internet)




Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Kiến thức Nhiếp ảnh 1

Kiến thức Nhiếp ảnh 1 Special thanks to The Masters all over the world, these are for study only Những hình ảnh - bài viết và hình ảnh trích đăng sau đây chỉ với tinh thần học hỏi. Xin các bậc Thầy niệm tình bỏ qua. Trân trọng cám ơn
 MỤC LỤC - CONTENT
 ------------------------------------
  1. Carl Zeiss
  2. AF-S Nikkor 70-200mm F/2.8G ED VR II (N)
  3. Tamron SP AF 70-300mm F4-5.6 Di VC USD
  4. Leica
  5. Tokina AF 50 - 135mm f/2.8 AT - X Pro DX ( For Nikon )    



1. Carl Zeiss

Carl Zeiss là một trong những nhà sản xuất ống kính nổi tiếng nhất của Đức. Công ty được thành lập tại Jena năm 1856 và được gọi là Carl Zeiss Jena.



























                  
                                                                          Carl Friedrich Zeiss (1816-1888)
Phải kể đến một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Carl Zeiss là việc sở hữu sản xuất máy ảnh Zeiss Ikon vào năm 1926 cho đến khi họ chấm dứt sản xuất máy ảnh Zeiss Ikon vào năm 1972. Trong bề dầy lịch sử (46 năm) lâu dài ấy, Carl Zeiss cũng đã trang bị thêm được nhiều nhà sản xuất máy ảnh.

Carl Zeiss đã cộng tác với đối tác là Ngài Karl Ernst Abbe *, khi ấy họ sản xuất kính hiển vi và chuyên đo khúc xạ, đó là một dụng cụ quang học để đo chỉ số khúc xạ của thủy tinh dùng trong quang học.


Vào năm 1888, Carl Zeiss mất, Karl Ernst Abbe đã thành lập thương hiệu Zeiss và xây dựng nó lại trên cơ sở sản xuất thấu kính quang học dành cho ngành nhiếp ảnh, tuy nhiên cũng phải giảm thời gian làm việc hàng ngày của các công nhân của công ty xuống chỉ còn 8 giờ/ ngày.




                                           Máy ảnh Zeiss Ikon













Carl Zeiss có các nhà khoa học như ngài Paul Rudolph (1858-1935) người đã tạo ra các công thức thiết kế khởi đầu cho ống kính Tessar, Planar, Biogon, và Sonnar.
1890: thiết kế ống kính anastigmat - "protar"
1895: thiết kế ống kính Planar
1899: thiết kế ống kính Unar
1902: thiết kế ống kính Tessar
1918: thiết kế ống kính Plasmat


Năm 1909 máy ảnh được sản xuất tại công ty của con gái trong gia đình đã được sát nhập vào nhóm ICA mà sau này trở thành một phần của thương hiệu Zeiss Ikon.
Sau Thế chiến thứ II, nước Đức phân chia thành hai miền, công ty cũng bị phân chia thành hai, Jena được ở phần phía Đông của nước Đức.
Một phần thứ hai được thành lập ở Tây Đức và có trụ sở tại Oberkochen, và vẫn lưu giữ dưới nền tảng là Zeiss.
Các phần khác của công ty vẫn còn lại ở Jena, nhưng nhanh chóng bị mất quyền sử dụng tên gọi thương hiệu giống như Zeiss truyền thống là ống kính nổi tiếng.
Ở phía Tây Đức sản phẩm được gọi là aus Jena (có nghĩa là từ Jena), và được sử dụng từ viết tắt rõ ràng, hoặc các tên khác để nhắc nhở vào quá khứ của tiền thân (ví dụ: T cho Tessar, S cho Sonnar)
Trong khi đó thuộc khối Đông Đức, họ tiếp tục sử dụng tên đầy đủ.
Sau chiến tranh, ở phía Tây Đức thì Carl Zeiss tại Oberkochen vẫn làm ống kính cho các máy ảnh Zeiss Ikon, nhưng họ cũng đã làm thêm những ống kính chuyên dụng cho một số hiệu máy ảnh khác. Và họ tiếp tục làm như vậy, đặc biệt là cho Rollei và Hasselblad.
                                                              Máy ảnh Carl Zeiss PalmOS



Những ống kính Zeiss cho dòng máy ảnh định dạng cỡ trung bình ( medium format SLR cameras ) Hasselblad đã được sử dụng bởi nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng, và được biết đến với chất lượng cao, dung sai chính xác, độ phân giải, và khả năng ghi nhận về màu sắc.
Từ năm 1973, Carl Zeiss đã thực hiện việc sản xuất một loạt các ống kính cho máy ảnh 35mm SLR với ngàm gắn cho Yashica và Contax, họ cộng tác với công ty của Yashica và kết quả là ống kính Zeiss T * đã được thực hiện cả ở Đức và theo giấy phép của Đức tại Nhật Bản, và từ đó họ phát triển một danh tiếng của chất lượng quang học tuyệt vời.
Kyocera ( tên môt tập đoàn cùa Nhật ) họ mua Yashica, sau này hợp tác với Zeiss để giới thiệu ống kính Zeiss T * khác, có ngàm cho phép lấy nét theo đo khoảng cách (rangefinder) và có cả tự động lấy nét.
Nhưng vào năm 2005, Kyocera ngừng sản xuất tất cả các máy ảnh và ngừng việc tiếp thị của ống kính Carl Zeiss.
Và gần đây nhất, Carl Zeiss đã làm sống lại huyền thoại mang tên Zeiss Ikon bởi một loại máy ảnh rangefinder mới, với ống kính Carl Zeiss được thiết kế và sản xuất bởi hãng Cosina tại Nhật Bản, và hãng Sony cũng chọn ống kính Zeiss sử dụng cho máy ảnh kỹ thuật số của mình.

Chú thích:
* Karl Ernst Abbe (Sinh ngày 23 tháng 1 năm 1840 – mất ngày 14 tháng 1 năm 1905)
Là một nhà vật lý Người Đức, chuyên viên đo mắt, doanh nhân, và cải cách xã hội. Ông đã cộng tác cùng với Otto Schott và Carl Zeiss, đặt nền móng cho quang học hiện đại.
Karl Ernst Abbe, Ông cũng là một đồng chủ sở hữu của Carl Zeiss AG, một nhà sản xuất kính hiển vi, nghiên cứu và phát triển các dụng cụ, hệ thống quang học khác của Đức.