Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay không biết đến các giá trị nguyên
lý, mục đích của Hướng đạo do Bi-Pi khởi
xướng, Từ khi giải tán Hướng Đạo Việt Nam vào ngày 15
tháng 05 năm 1975. Đây là một thiệt thòi lớn cho thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng và gia đình, xã hội Việt Nam nói chung
về mọi phương diện đặc biệt về nhân bản, đạo đức, thiên nhiên và hướng thượng.
Hướng đạo là một phong trào thanh thiếu niên được khởi xướng lần đầu tiên tại đảo Brownsea, Anh Quốc vào năm 1907 bởi Huân Tước Baden Powell (1857 – 1941) một viên tướng hồi hương nổi tiếng với trận đánh Mafeking, Nam Phi mà các Hướng đạo sinh trên thế giới thường gọi là Bi-Pi một cái tên rất thân mật và lạ (phát âm của B và P).
Hướng đạo là một phong trào thanh thiếu niên được khởi xướng lần đầu tiên tại đảo Brownsea, Anh Quốc vào năm 1907 bởi Huân Tước Baden Powell (1857 – 1941) một viên tướng hồi hương nổi tiếng với trận đánh Mafeking, Nam Phi mà các Hướng đạo sinh trên thế giới thường gọi là Bi-Pi một cái tên rất thân mật và lạ (phát âm của B và P).
Hơn 100 năm, từ ngày Bi-Pi cùng 21 trẻ thuộc mọi thành phần xã hội lúc bấy giờ tại Anh Quốc cắm trại và tham gia huấn luyện các kỹ năng sống, mưu sinh, thoát hiểm, phương pháp hàng đội. Tiếp đó với sự ra đời cuốn sách Hướng Đạo Cho Thanh Niên (Scouting for boys) xuất bản năm 1908 rất thu hút độc giả với số ấn bản chỉ sau cuốn Kinh thánh đã có một tác động rất mạnh như một cuộc cách mạng về sự bổ trợ giáo dục thanh thiếu niên trên toàn thế giới vốn đã bị khủng hoảng trầm trọng về phương pháp giáo dục, thiếu đi các hoạt động, sinh hoạt lành mạnh. Bằng chứng là hiện nay trên 40 triệu thanh thiếu niên được gọi là Hướng đạo sinh và Hướng đạo trở thành một phong trào phi chính phủ không phân biệt màu da, tôn giáo, sắc tộc, chính trị, lứa tuổi. Trên 216 quốc gia có Phong trào Hướng đạo chính thống đang hoạt động công khai và khá nhiều đoàn thể Hướng đạo hoạt động không công khai đặc biệt tại các nước Xã hội chủ nghĩa như Việt
Hướng đạo đặt nền tảng giáo dục thanh thiếu niên hướng đến tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, cộng đồng, xã hội nhằm mục đích là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình, học đường và tâm linh giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội và hướng thượng.
Từ “đạo” trong cụm từ “Hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Hướng Đạo đã sớm len lỏi, hình thành và phát triển mạnh ở Việt Nam từ trước biến cố 1975 với những địa danh vang bóng một thời như trại trường Bạch Mã (Đà Nẵng), trại trường Tùng Nguyên (Đà Lạt) chuyên huấn luyện huynh trường Hướng đạo cho vùng Đông Dương. Cũng phải kể đến các nhân vật tiêu biểu như Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang là những lớp Huynh trưởng thế hệ đầu tiên góp phần làm nên diện mạo Phong trào Hướng đạo Việt Nam và có công lớn cho chính quyền Hà Nội trong thời kỳ chống Pháp và xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc (Luật Hướng Đạo thế giới buộc những Trưởng tham gia làm chính trị phải ngưng sinh hoạt hướng đạo).
Cung Giũ Nguyên (1909- 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa Ông được biết đến với
những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt
biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt
hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra
phong trào Hướng Đạo Việt Nam .
Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế
Trưởng Tạ Quang Bửu. Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập
tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng
của thế hệ 1958-1975. Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo
quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo
toàn thế giới. Ông luôn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam, hướng dẫn
Toán Alpha và Bêta tại Nha Trang nơi ông chọn làm quê hương thứ hai ngoài Huế
cho đến khi mất ngày 7 tháng 11 năm 2008.((http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_Gi%C5%A9_Nguy%C3%AAn)
Thế hệ thanh thiếu niên ngày nay khi
phải hòa nhịp chung sống với một xã hội chỉ đề cao giá trị vật chất dẫn đến lối
sống, hành vi đạo đức xã hội ngày càng suy giảm trầm trọng. Theo một cán bộ Cục
cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội C14 (Bộ công an), tỷ lệ người trẻ
phạm tội rất cao, lứa tuổi 18-30 chiếm tới hơn 40%. Theo báo cáo tổng kết của
Viện KSND TP.HCM, người phạm tội dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 9,7% trong tổng số
tội phạm. Nhưng tỷ lệ này lại khá cao ở những hành vi nghiêm trọng như: cướp
giật tài sản (17,2%), giết người (19,3%), cướp tài sản (30,2%), hiếp dâm trẻ em
(51%). Tại kỳ họp thứ 14, khóa VII, HĐND TP.HCM cũng cho thấy, tình hình phạm
pháp hình sự ở thành phố ngày càng đáng lo ngại khi độ tuổi của các đối tượng
gây án ngày càng trẻ. Trên 70% tội phạm trong độ tuổi từ 30 trở xuống. Giảng
viên tâm lý Bích Ngọc đến từ Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng, một số gia
đình có những cách xử thô bạo với con trẻ khiến chúng có nhận thức lệch lạc về
nhân cách… dẫn đến phạm pháp. Theo bà Ngô Thị Minh (cán bộ Ủy ban Văn hóa Giáo
dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội), không chỉ những gia đình thiếu thời
gian hoặc kinh tế, nhiều cặp vợ chồng có điều kiện nhưng do xã hội cũng như
khoa học phát triển nhanh họ không có những kỹ năng cần thiết để giáo dục con
cái. “Có đứa trẻ ngồi trên máy một tiếng chơi game nhưng bố mẹ không biết con
mình chơi cái gì”, vị cán bộ này dẫn chứng. Nhiều người khác cho rằng nguyên
nhân không thể đổi lỗi hết cho gia đình và xã hội, nhà trường cũng cần nhìn
nhận những bất cập hiện nay. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh
Tiên Hoàng cho rằng, ngoài dạy văn hóa nhà trường cần phải giáo dục các kỹ năng
sống cho học sinh. Nữ cán bộ đến từ Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu
niên nhi đồng Quốc hội cũng thẳng thắn, qua nhiều lần khảo sát, môn Giáo dục
công dân hiện nay ở nhiều trường học diễn ra nhạt nhẽo. Những tình huống có
thật ở ngoài đời không được đưa vào bài giảng khiến học sinh không có hứng học…
Nhiều tổ chức đoàn thể được thành lập nhằm góp phần giáo dục thanh thiếu niên
như Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh do Tạ Quang Bửu khởi xướng thành lập,
. Các tôn giáo cũng rất tích cực sáng lập các đoàn thể nhằm qui tụ giáo dục,
định hướng đức tin và nhân bản cho thanh thiếu niên như Phật giáo thì có Gia
đình Phật Tử, Công giáo thì có Thiếu Nhi Thánh Thể… mang đậm ảnh hưởng của
Phong trào Hướng đạo từ tư tưởng, phương pháp đến diện mạo, trang phục nhưng
tất cả cũng chỉ hoạt động trên qui mô riêng các bổn đạo.
Trước nhiều nguy cơ đang đe dọa thế hệ mai sau, hủy hoại giá trị gia đình và để
giúp thanh thiếu niên hướng đến Chân – Thiện – Mỹ một cách trọn vẹn thì Hướng
Đạo Việt Nam cần phải được tái thiết lập và sinh hoạt theo tinh thần, tư tưởng
của vị sáng lập và hiến chương của Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới.
Với lối giáo dục bổ trợ cho gia đình, học đường và tôn giáo trong bối cảnh sống gần gũi và hài hóa với thiên nhiên qua các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, vừa học vừa chơi, thám du, cắm trại, mưu sinh thoát hiểm nhằm mục đích giáo dục thanh thiếu niên về sức khỏe, tính khí, tháo vát, giúp ích và hướng thượng.
Đối với lứa tuổi ấu nhi (6 đến 10 tuổi) phương pháp hướng đạo ngành ấu giúp trẻ nhận ra giá trị gia đình qua các mối quan hệ cha mẹ, ông bà và mọi người chung quanh, giúp trẻ nhận biết đúng sai và biết vâng lời với phương châm nghĩ người khác trước và mỗi ngày làm một việc thiện.
Đối với lứa tuổi thiếu niên (11 đến 17 tuổi) phương pháp hướng đạo ngành thiếu giúp các em tự khám phá bản thân, năng khiếu, khả năng sáng tạo và kỹ năng sống qua phương pháp hàng đội, các chuyên hiệu và các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, giúp các em nhận ra đấng tạo hóa thật, sống hài hòa với thiên nhiên và cộng đồng trên tinh thần huynh đệ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào theo phương châm Sắp sẵn, luôn chuẩn bị sẵn sàng để giúp đỡ mọi người. Thiếu là ngành trọng tâm của Hướng đạo.
Lớn hơn một chút, Ngành Tráng qui tụ những thanh niên lứa tuổi 18 đến 25, giúp các bạn trẻ trang bị hành trang, định hướng vào đời, nhận biết bản thân là một nhân vị, tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh và phục vụ tha nhân, phục vụ cộng đồng theo phương châm giúp ích.
Suốt hơn 100 năm qua, tư tưởng và các giá trị mà vị sáng lập phong trào Hướng đạo khởi xướng vẫn còn nguyên vẹn và đó chính là chiếc chìa khóa vàng góp phần tháo gỡ các vấn đề nan giải của xã hội về thanh thiếu niên nói riêng vì Bi-Pi cho rằng: một đứa trẻ cho dù có tệ hại đến thế nào đi nữa thì vẫn còn 5% tính tốt, một người Huynh trưởng Hướng đạo phải có trách nhiệm giúp trẻ nhân 5% tính tốt còn lại này lên thành 10, 15, 25, 50… thậm chí 95% để trở thành một công dân tốt cho xã hội./.
Nguyễn Mạnh Qúy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét