Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Thẻ Hội Viên HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM Năm 1974

Thẻ Hội Viên HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM Năm 1974


Mặt Trước thẻ Gần 40 năm tấm ảnh bị mốc đen&mất


 Mặt Sau Thẻ


Người ký Thẻ Trưởng Trần Văn Lược nếu nay còn thì đã 95 tuổi

Trưởng Trần văn Lược năm 2008 kỷ niệm 90 tuổi

HƯỚNG ĐẠO, một phong trào cần thiết cho thanh thiếu niên Việt Nam





  Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay không biết đến các giá trị nguyên lý, mục đích của Hướng đạo do Bi-Pi  khởi xướng, Từ khi  giải tán Hướng Đạo Việt Nam vào ngày 15 tháng 05 năm 1975. Đây là một thiệt thòi lớn cho thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng và gia đình, xã hội Việt Nam nói chung về mọi phương diện đặc biệt về nhân bản, đạo đức, thiên nhiên và hướng thượng.
Hướng đạo là một phong trào thanh thiếu niên được khởi xướng lần đầu tiên tại đảo Brownsea, Anh Quốc vào năm 1907 bởi Huân Tước Baden Powell (1857 – 1941) một viên tướng hồi hương nổi tiếng với trận đánh Mafeking, Nam Phi mà các Hướng đạo sinh trên thế giới thường gọi là Bi-Pi một cái tên rất thân mật và lạ (phát âm của B và P).                                 
                                                     

Hơn 100 năm, từ ngày Bi-Pi cùng 21 trẻ thuộc mọi thành phần xã hội lúc bấy giờ tại Anh Quốc cắm trại và tham gia huấn luyện các kỹ năng sống, mưu sinh, thoát hiểm, phương pháp hàng đội. Tiếp đó với sự ra đời cuốn sách Hướng Đạo Cho Thanh Niên (Scouting for boys) xuất bản năm 1908 rất thu hút độc giả với số ấn bản chỉ sau cuốn Kinh thánh đã có một tác động rất mạnh như một cuộc cách mạng về sự bổ trợ giáo dục thanh thiếu niên trên toàn thế giới vốn đã bị khủng hoảng trầm trọng về phương pháp giáo dục, thiếu đi các hoạt động, sinh hoạt lành mạnh. Bằng chứng là hiện nay trên 40 triệu thanh thiếu niên được gọi là Hướng đạo sinh và Hướng đạo trở thành một phong trào phi chính phủ không phân biệt màu da, tôn giáo, sắc tộc, chính trị, lứa tuổi. Trên 216 quốc gia có Phong trào Hướng đạo chính thống đang hoạt động công khai và khá nhiều đoàn thể Hướng đạo hoạt động không công khai đặc biệt tại các nước Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam.
Hướng đạo đặt nền tảng giáo dục thanh thiếu niên hướng đến tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, cộng đồng, xã hội nhằm mục đích là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình, học đường và tâm linh giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội và hướng thượng.

Từ “đạo” trong cụm từ “Hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.

Hướng Đạo đã sớm len lỏi, hình thành và phát triển mạnh ở Việt Nam từ trước biến cố 1975 với những địa danh vang bóng một thời như trại trường Bạch Mã (Đà Nẵng), trại trường Tùng Nguyên (Đà Lạt) chuyên huấn luyện huynh trường Hướng đạo cho vùng Đông Dương. Cũng phải kể đến các nhân vật tiêu biểu như Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang là những lớp Huynh trưởng thế hệ đầu tiên góp phần làm nên diện mạo Phong trào Hướng đạo Việt Nam và có công lớn cho chính quyền Hà Nội trong thời kỳ chống Pháp và xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc (Luật Hướng Đạo thế giới buộc những Trưởng tham gia làm chính trị phải ngưng sinh hoạt hướng đạo).

Cung Giũ Nguyên (1909- 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa Ông được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng Đạo Việt Nam. Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu. Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975. Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo toàn thế giới. Ông luôn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam, hướng dẫn Toán Alpha và Bêta tại Nha Trang nơi ông chọn làm quê hương thứ hai ngoài Huế cho đến khi mất ngày 7 tháng 11 năm 2008.((http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_Gi%C5%A9_Nguy%C3%AAn)

Thế hệ thanh thiếu niên ngày nay khi phải hòa nhịp chung sống với một xã hội chỉ đề cao giá trị vật chất dẫn đến lối sống, hành vi đạo đức xã hội ngày càng suy giảm trầm trọng. Theo một cán bộ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội C14 (Bộ công an), tỷ lệ người trẻ phạm tội rất cao, lứa tuổi 18-30 chiếm tới hơn 40%. Theo báo cáo tổng kết của Viện KSND TP.HCM, người phạm tội dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 9,7% trong tổng số tội phạm. Nhưng tỷ lệ này lại khá cao ở những hành vi nghiêm trọng như: cướp giật tài sản (17,2%), giết người (19,3%), cướp tài sản (30,2%), hiếp dâm trẻ em (51%). Tại kỳ họp thứ 14, khóa VII, HĐND TP.HCM cũng cho thấy, tình hình phạm pháp hình sự ở thành phố ngày càng đáng lo ngại khi độ tuổi của các đối tượng gây án ngày càng trẻ. Trên 70% tội phạm trong độ tuổi từ 30 trở xuống. Giảng viên tâm lý Bích Ngọc đến từ Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng, một số gia đình có những cách xử thô bạo với con trẻ khiến chúng có nhận thức lệch lạc về nhân cách… dẫn đến phạm pháp. Theo bà Ngô Thị Minh (cán bộ Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội), không chỉ những gia đình thiếu thời gian hoặc kinh tế, nhiều cặp vợ chồng có điều kiện nhưng do xã hội cũng như khoa học phát triển nhanh họ không có những kỹ năng cần thiết để giáo dục con cái. “Có đứa trẻ ngồi trên máy một tiếng chơi game nhưng bố mẹ không biết con mình chơi cái gì”, vị cán bộ này dẫn chứng. Nhiều người khác cho rằng nguyên nhân không thể đổi lỗi hết cho gia đình và xã hội, nhà trường cũng cần nhìn nhận những bất cập hiện nay. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, ngoài dạy văn hóa nhà trường cần phải giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. Nữ cán bộ đến từ Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội cũng thẳng thắn, qua nhiều lần khảo sát, môn Giáo dục công dân hiện nay ở nhiều trường học diễn ra nhạt nhẽo. Những tình huống có thật ở ngoài đời không được đưa vào bài giảng khiến học sinh không có hứng học…

Nhiều tổ chức đoàn thể được thành lập nhằm góp phần giáo dục thanh thiếu niên như Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh do Tạ Quang Bửu khởi xướng thành lập, . Các tôn giáo cũng rất tích cực sáng lập các đoàn thể nhằm qui tụ giáo dục, định hướng đức tin và nhân bản cho thanh thiếu niên như Phật giáo thì có Gia đình Phật Tử, Công giáo thì có Thiếu Nhi Thánh Thể… mang đậm ảnh hưởng của Phong trào Hướng đạo từ tư tưởng, phương pháp đến diện mạo, trang phục nhưng tất cả cũng chỉ hoạt động trên qui mô riêng các bổn đạo. 
Trước nhiều nguy cơ đang đe dọa thế hệ mai sau, hủy hoại giá trị gia đình và để giúp thanh thiếu niên hướng đến Chân – Thiện – Mỹ một cách trọn vẹn thì Hướng Đạo Việt Nam cần phải được tái thiết lập và sinh hoạt theo tinh thần, tư tưởng của vị sáng lập và hiến chương của Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới.


Với lối giáo dục bổ trợ cho gia đình, học đường và tôn giáo trong bối cảnh sống gần gũi và hài hóa với thiên nhiên qua các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, vừa học vừa chơi, thám du, cắm trại, mưu sinh thoát hiểm nhằm mục đích giáo dục thanh thiếu niên về sức khỏe, tính khí, tháo vát, giúp ích và hướng thượng.

Đối với lứa tuổi ấu nhi (6 đến 10 tuổi) phương pháp hướng đạo ngành ấu giúp trẻ nhận ra giá trị gia đình qua các mối quan hệ cha mẹ, ông bà và mọi người chung quanh, giúp trẻ nhận biết đúng sai và biết vâng lời với phương châm nghĩ người khác trước và mỗi ngày làm một việc thiện.

Đối với lứa tuổi thiếu niên (11 đến 17 tuổi) phương pháp hướng đạo ngành thiếu giúp các em tự khám phá bản thân, năng khiếu, khả năng sáng tạo và kỹ năng sống qua phương pháp hàng đội, các chuyên hiệu và các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, giúp các em nhận ra đấng tạo hóa thật, sống hài hòa với thiên nhiên và cộng đồng trên tinh thần huynh đệ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào theo phương châm Sắp sẵn, luôn chuẩn bị sẵn sàng để giúp đỡ mọi người. Thiếu là ngành trọng tâm của Hướng đạo.

Lớn hơn một chút, Ngành Tráng qui tụ những thanh niên lứa tuổi 18 đến 25, giúp các bạn trẻ trang bị hành trang, định hướng vào đời, nhận biết bản thân là một nhân vị, tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh và phục vụ tha nhân, phục vụ cộng đồng theo phương châm giúp ích.

Suốt hơn 100 năm qua, tư tưởng và các giá trị mà vị sáng lập phong trào Hướng đạo khởi xướng vẫn còn nguyên vẹn và đó chính là chiếc chìa khóa vàng góp phần tháo gỡ các vấn đề nan giải của xã hội về thanh thiếu niên nói riêng vì Bi-Pi cho rằng: một đứa trẻ cho dù có tệ hại đến thế nào đi nữa thì vẫn còn 5% tính tốt, một người Huynh trưởng Hướng đạo phải có trách nhiệm giúp trẻ nhân 5% tính tốt còn lại này lên thành 10, 15, 25, 50… thậm chí 95% để trở thành một công dân tốt cho xã hội./.
Nguyễn Mạnh Qúy

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Người Sáng Lập Phong Trào Hướng Đạo Thế giới



Người Sáng Lập Phong Trào Hướng Đạo Thế giới

Robert Stephenson Smyth Baden-Powell,  Baron Baden-Powell 



Ông sinh ngày 22 Tháng Hai năm 1857 –mất  ngày 08 tháng 1 năm 1941,
 còn được gọi là Baden-Powell, là một trung úy- trong quân đội Anh, nhà văn, người sáng lập của Phong trào Hướng đạo và hướng đạo sinh trưởng đầu tiên của Hiệp hội The Boy Scouts.
Sau khi đã được đào tạo tại Charterhouse School, Baden-Powell phục vụ trong quân đội Anh từ năm 1876 đến năm 1910 ở Ấn Độ và Châu Phi. Trong năm 1899, trong Chiến tranh Boer lần thứ hai ở Nam Phi, Baden-Powell bảo vệ thành công thành phố trong cuộc vây hãm của Mafeking.
 Một số cuốn sách quân sự của mình, viết cho trinh sát quân sự và đào tạo trinh sát trong những năm châu Phi,. Dựa trên những cuốn sách trước đó, ông đã viết Hướng đạo cho nam, được xuất bản vào năm 1908 bởi Sir Arthur Pearson dành cho độc giả trẻ.
 Năm 1907, ông giữ chức Brownsea Đảo trại Hướng đạo đầu tiên, mà giờ đây được coi là sự khởi đầu của Phong trào Hướng đạo.

 


Robert  Baden-Powell & vợ Olave  Baden-Powell


Sau khi cuộc hôn nhân với Olave St Clair Soames, Baden-Powell, em gái Agnes Baden-Powell và đặc biệt là vợ chủ động đưa ra hướng dẫn đối với Phong trào Hướng đạo nữ

Baden-Powell sống những năm cuối đời ở Nyeri, Kenya, nơi ông qua đời và được chôn cất vào năm 1941.

Baden-Powell qua đời vào ngày 08 tháng 1 năm 1941 và được chôn cất ở Nyeri, trong nghĩa trang Thánh Phêrô .
Bia mộ của ông mang một vòng tròn với một chấm ở trung tâm "ʘ", đó là dấu vết của "Trở về nhà", hoặc " Tôi đã trở về nhà “
 Khi Olave vợ Baden-Powell qua đời, tro cốt của cô đã được gửi đến Kenya và được chôn cất bên cạnh chồng. Kenya đã tuyên bố mộ Baden-Powell là một di tích quốc gia.
 
  Bia mộ của ông mang một vòng tròn với một chấm ở trung tâm "ʘ", đó là dấu vết  của "Trở về nhà", hoặc " Tôi đã trở về nhà “




                      Toàn cảnh mộ Robert  Baden-Powell & vợ Olave  Baden-Powell

LỊCH SỬ THÀNH LẬP HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM


Hướng đạo Việt Nam 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1930 bởiTrưởng Trần Văn Khắc tại Hà Nội. Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên củaTổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement) và đây cũng chính là tổ chức lớn nhất của phong trào Hướng đạo được sáng lập bởi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1907.
Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội. Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ "đạo" trong cụm từ "Hướng đạo" có nghĩa là "đường"; Hướng đạo có nghĩa là "dẫn đường" và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,...[1] Tuy nhiên vì thời cuộc chính trị và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và rồi toàn cõi Việt Nam vào năm 1975. Ở hải ngoại, Hướng đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động từ khi theo đoàn người di tản đến các trại tạm cư như Vịnh Subic (Philippines), Đảo Guam, Đảo Wake, Trại Pendleton (California), Trại Chaffee (Arkansas),... trước ngày 30 tháng 4 cho đến ngày nay tại các quốc gia như Hoa Kỳ,Canada, Úc, Pháp  Đức. Đặc biệt là trong thập niên 1980 Hướng đạo Việt Nam đều có mặt tại các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á Hồng Kông trước khi các trại tị nạn này đóng cửa vào đầu thập niên 1990.[2] Tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đơn vị Hướng đạo được thành lập và hoạt động trở lại ở khắp miền Nam.
Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam được thành lập vào tháng 4 năm 1957 và được chính thức công nhận là thành viên của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới vào năm 1966


Nguyên tắc và nghi thức


Lời hứaluật và Phương pháp hàng đội là các nguyên tắc sinh hoạt căn bản của Hướng đạo Việt Nam nói riêng và của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới nói chung.

[sửa]Lời hứa

Tôi lấy danh dự hứa cố gắng hết sức:
  1. Làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, và quốc gia tôi
  2. Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào.
  3. Tuân theo luật Hướng đạo.

Dấu hiệu (ba ngón tay hoặc hai ngón tay) của Hướng đạo

Trong lúc đọc lời hứa, Hướng đạo sinh đứng nghiêm trong tư thế thẳng người, đưa tay phải lên ngang tầm vai và cánh tay ở khuỷu tay tạo thành một góc 90 độ, lòng bàn tay đưa về phía trước, ngón tay cái đặt lên móng tay của ngón út và ba ngón còn lại duỗi thẳng và đưa thẳng lên cao.
Đó là dấu hiệu (ba ngón tay) của Hướng đạo sinh. Ba ngón đưa lên tượng trưng cho ba lời hứa Hướng đạo. Ngón cái trên ngón út là biểu tượng của sự đoàn kết, lớn giúp bé, mạnh đỡ yếu.
Riêng đối với Sói con và Chim non (Ấu nam và Ấu nữ) thì dấu hiệu chỉ gồm có hai ngón tay. Ngón trỏ và ngón giữa đưa lên cao tượng trưng cho hai tai vểnh lên để nghe lời. Ngón cái đè lên hai ngón còn lại tượng trưng cho sự bảo bọc, lớn giúp nhỏ, mạnh bảo vệ yếu.

[sửa]Cách chào Hướng đạo                                   

Cách chào dùng ba ngón tay cũng có hình thức giống như              
 dấu hiệu Hướng đạo với đầu ngón tay trỏ chạm vào trán hoặc
 vầng mũ đang đội.(Cách chào dành cho những HĐS đã tuyên hứa)
Đối với những HĐS chưa tuyên hứa chúng ta chỉ chào bốn ngón
 ( Theo HĐS Việt Nam )









Mười điều luật Hướng đạo

Luật Hướng đạo đề nghị một mẫu mực để cư xử và hành động, rèn luyện cho mỗi Hướng Ðạo sinh một tinh thần trọng danh dự, trung tín, hào hiệp và vị tha. Lời hứa Hướng đạo là một sự cam kết tham dự vào lối sống và hành động theo mẫu mực do phong trào Hướng đạo Thế giới đề nghị.
Luật Hướng đạo có mười điều, phỏng theo mười điều luật sơ khởi do Robert Baden-Powell đưa ra, được mỗi nước trong Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới điều chỉnh đôi chút tùy theo hoàn cảnh, phong tục của mỗi nước.
Luật Hướng đạo Việt Nam trước 1975 và ở Việt Nam hiện tại
  1. HĐS trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của HĐS
  2. HĐS trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự
  3. HĐS giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
  4. HĐS là bạn khắp mọi người và coi Hướng Đạo Sinh nào cũng như ruột thịt
  5. HĐS lễ độ và liêm khiết
  6. HĐS yêu các sinh vật
  7. HĐS vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác
  8. HĐS gặp khó khăn vẫn vui tươi
  9. HĐS cần kiệm của mình và của người
     10. HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm
  1.  
     
    Châm Ngôn từng ngành


                                                         Huy hiệu Hướng đạo Việt Nam





                                         Huy hiệu chung nam và nữ Hướng đạo Việt Nam




                                                                            Huy hiệu Hướng đạo Thế giới

    Huy hiệu hoa bách hợp và ý nghĩa
    Lịch sử biểu tượng hoa bách hợp: Khi Robert Baden-Powell tử thủ thị trấn MafekingNam Phi, ông có thành lập một nhóm thiếu sinh quân để giúp đỡ quân đội Anh trong việc đưa thư, liên lạc và báo động. Họ bao gồm những thiếu niên tình nguyện gia nhập và được chính ông đích thân đào luyện. Sau 217 ngày trấn thủ, cuối cùng thì Mafeking được giải vây. Sau trận đó thì mỗi thành viên của nhóm Thiếu sinh quân được ông tặng một biểu tượng có hình hoa huệ giống như kim chỉ Bắc trên la bàn thời bấy giờ. Hình tượng hoa huệ sau này được Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới chọn làm huy hiệu Hướng đạo toàn cầu. Nó còn có tên là "fleur-de-lis" hoặc là "Lily Flower".
    Tuy nhiên, biểu tượng hoa bách hợp ở mỗi quốc gia có thay đổi để phù hợp với nền văn hóa dân tộc riêng biệt của mình. Hiện tại trong và ngoài nước đều dùng mẫu huy hiệu Hướng đạo Việt Nam như hình trái phía dưới. Đôi khi, có đơn vị Hướng đạo dùng huy hiệu giữa phía dưới (có hình ba lá màu trắng nằm cùng với hoa bích hợp màu đỏ) để tượng trưng cho cả nam và nữ hiện nay sinh hoạt chung cùng một đơn vị.
    Ý nghĩa hoa bách hợp đối với Hướng đạo Việt Nam: Phần trên đầu giống như kim chỉ hướng của la bàn, ý nghĩa là người Hướng đạo phải chọn hướng đi cho đúng. Ba cánh dưới tượng trưng cho ba lời hứa Hướng đạo. Sợi dây vòng tròn chỉ sự đoàn kết, anh chị em một nhà. Nút dẹt phía dưới cùng là để nhắc nhở các Hướng đạo sinh mỗi ngày cố gắng làm một việc thiện.
     

    Ý nghĩa màu khăn quàng bốn ngành

    Mỗi ngành hay lứa tuổi của Hướng đạo Việt Nam có màu sắc riêng biệt cho khăn quàng. Mỗi đơn vị có thể dùng màu sắc khác để làm viền cho khăn quàng nhưng màu chủ yếu của khăn quàng tiêu biểu vẫn dựa vào các màu ghi dưới đây. Các huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam (cấp đoàn, liên đoàn) mang khăn quàng theo ngành mà mình hướng dẫn. Các huynh trưởng ngành Tráng hay các huynh trưởng cấp châuđạo thường mang khăn quàng màu đỏ.
         Khăn màu vàng ngành Ấu chỉ sự hồn nhiên, trong sáng.
         Khăn màu xanh ngành Thiếu chỉ sự vui tươi, hy vọng.
         Khăn màu huyết dụ ngành Kha chỉ sự bí ẩn cần được khai phá.
         Khăn màu đỏ ngành Tráng chỉ lòng hăng say, đầy nhiệt huyết và sự chiến thắng.

    Ý nghĩa cách bắt tay trái

    Cánh tay trái gần trái tim, nơi của lòng danh dự. Để tỏ tình thân thiện các Hướng đạo sinh trên toàn thế giới luôn dùng cách bắt tay trái khi gặp nhau.

    Khẩu hiệu




    Mỗi ngày làm một việc thiện.


Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

LUẬT và LỜI HỨA Hướng Ðạo Việt Nam



 HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

LUẬT và LỜI HỨA  
                                                                                                              Thay đổi do Quyết Định Đại Hội Đồng ti
                                                                                  Trại Thẳng Tiến III San Jose, 1990



 LỜI HỨA HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

 Tôi lấy danh dự ha cố gng hết sức:

                        * Làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, T quc và quốc gia tôi.

* Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào.

* Tuân theo luật Hướng Đạo.



                                     LUẬT HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

 1. Hướng Ðạo sinh trọng danh dự.

 2. Hướng Ðạo sinh trung tín.

 3. Hướng Ðạo sinh giúp ích.

 4. Hướng Ðạo sinh bạn của mọi người.

 5. Hướng Ðạo sinh l độ hào hiệp.

 6. Hướng Ðạo sinh tôn trọng thiên nhiên.

 7. Hướng Ðạo sinh trọng k lut.

 8. Hướng Ðạo sinh vui ơi.

 9. Hướng Ðạo sinh cần kiệm liêm khiết.

10. Hướng Ðạo sinh trong sạch trong tưởng, li nói việc làm.